Các giai đoạn bắt đầu tiếp nhận tiếng Anh của trẻ

Các giai đoạn bắt đầu tiếp nhận tiếng Anh của trẻ

Ngày: 27/12/2022 lúc 16:54PM

Ngôn ngữ giao tiếp đến với các em nhỏ một cách tự nhiên trước khi trẻ hình thành tư duy đọc và viết. IES Education sẽ chia sẻ các giai đoạn bắt đầu tiếp nhận tiếng Anh của trẻ em mà các bậc phụ huynh cần biết.

 

 

Các giai đoạn bắt đầu tiếp nhận tiếng Anh của trẻ

Giai đoạn bắt đầu tiếp nhận tiếng Anh của trẻ - Khoảng thời gian im lặng 


Khi học tiếng mẹ đẻ, sẽ có một khoảng thời gian trẻ trong trạng thái im lặng, đó chính là khi các con nhìn, nghe và giao tiếp qua nét mặt hoặc cử chỉ trước khi hình thành giao tiếp bằng tiếng nói. Khi trẻ học tiếng Anh cũng vậy, giai đoạn bắt đầu tiếp nhận tiếng Anh của trẻ là sự im lặng, sau đó hình thành dần vào trong tư duy, trí nhớ. Dần dần mới bước sang giai đoạn nói và giao tiếp bằng tiếng Anh.

Trong khoảng thời gian im lặng này, ba mẹ không nên nóng vội và ép buộc trẻ phải tham gia đối thoại ngay lập tức. Các cuộc nói chuyện của người lớn cũng là cơ hội hữu ích giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ. Trẻ sẽ ghi nhớ và vận dụng dựa vào các tình huống, lời nói trước đó của bố mẹ để sử dụng cho những cuộc đối thoại sau này của chính bản thân mình.

 

 

Bắt đầu giao tiếp của trẻ


Sau một thời gian im lặng, tùy thuộc vào tần suất của quá trình học tiếng Anh, trẻ bắt đầu nói các từ đơn như: cat, house. Hoặc những cụm từ ngắn như: what's that?, It's my bag... trong các cuộc đối thoại xung quanh cuộc sống của mình.

Các bé đã ghi nhớ và thẩm thấu những từ này, sau đó bắt chước cách phát âm của những người xung quanh mà không nhận ra rằng trong số đó đã sử dụng nhiều hơn một từ. Điều này sẽ ngày càng phát triển khi trẻ tiếp thu thêm nhiều vốn từ mới.

Xây dựng ngôn ngữ tiếng Anh


Trẻ xây dựng các cụm từ để diễn đạt suy nghĩ của mình bằng cách sử dụng một từ đã được ghi nhớ và sử dụng trước đó, sau đó thêm vào những từ vựng khác hoặc một ngôn ngữ khác vừa được học thêm. Ban đầu trẻ sẽ không định hình được cụm từ đấy mình đã ghép đúng hay sai.

Chính vì vậy, để tạo ra một câu tiếng Anh hoàn chỉnh, trẻ cần phải thường xuyên tiếp xúc và có những trải nghiệm tốt về tiếng Anh.

Sự hiểu biết của trẻ nhỏ


Sự hiểu biết của trẻ cần phải được chú trọng hơn việc giao tiếp. Khả năng hiểu biết của trẻ không nên bỏ qua và bị đánh giá thấp. Vì khi còn bé, các con đã sử dụng sự hiểu biết từ những khám phá xung quanh để nhìn nhận những gì người lớn đang làm và nói với chúng.

Tuy trẻ không thể hiểu hết tất cả mọi thứ khi nghe, nhưng các con có thể hiểu được ý chính nhờ vào một vài từ quan trọng. Qua đó trẻ tự giải mã những câu nói bằng cách sử dụng thêm các manh mối.

Trong giai đoạn này, sự khuyến khích, động viên từ người lớn chính là đòn bẩy giúp trẻ có thể vận dụng các kỹ năng hiểu biết của mình hình thành quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh.

Sự thất vọng lúc bắt đầu học


Sau sự mới lạ của những buổi học tiếng Anh đầu tiên, một số trẻ trở nên chán nản và thất vọng vì không thể bày tỏ được suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh. Một số khác lại muốn giao tiếp bằng tiếng Anh giỏi như khi nói ngôn ngữ mẹ đẻ. Chính vì thế xuất hiện những thất vọng của trẻ trong quá trình học anh ngữ.

 

 

Sự thất vọng này có thể khắc phục bằng cách lồng thêm âm nhạc vào bài học hoặc tạo ra những trò chơi kết hợp với môn học để trẻ được thả lỏng, vui vẻ cùng tiếp nhận những thông tin và kiến thức mới. Tăng thêm hứng thú cho quá trình học tiếng Anh của trẻ.

Những lỗi sai trong quá trình giao tiếp tiếng Anh


Chúng ta không nên nhận xét với trẻ rằng chúng đã nói sai và chỉnh sửa lỗi sai của trẻ ngay lập tức. Vì sai lầm đó có thể là một phần được hình thành từ quá trình xây dựng quy tắc ngữ pháp tiếng Anh. Trong quá trình học, trẻ sẽ được tiếp xúc với môi trường học tập tốt và nói chuẩn, chính xác nhất. Dần dần, các con sẽ biết được mình đã sai ở đâu và tự hoàn thiện lại lỗi lại đó.

Hỗ trợ từ các bậc phụ huynh


Khi trẻ cảm thấy mình đã có sự tiến bộ trong quá trình giao tiếp tiếng Anh, sự khuyến khích, khích lệ, khen ngợi trẻ về những kết quả đã đạt được là rất quan trọng. Những hành động đấy tạo niềm hứng khởi và động lực cho trẻ có thêm hứng thú khi khám phá những kiến thức mới.

Vì vậy, ba mẹ nên dành thời gian giúp con học mỗi ngày, cùng vui chơi học tập cùng con, tạo sự gần gũi, tiếp thêm động lực cho hành trình học ngoại ngữ của con.

Môi trường học tiếng Anh của trẻ


Trẻ nhỏ sẽ gặp khó khăn hơn trong quá trình tiếp thu tiếng Anh nếu chúng không được tiếp xúc môi trường phù hợp, cùng sự hỗ trợ của người lớn.

Vì vậy, môi trường học tiếng Anh của trẻ rất quan trọng. Đây là nơi tạo những ấn tượng đầu tiên cho trẻ, đồng thời hình thành niềm hứng thú, đam mê môn ngoại ngữ này. Đặc biệt, khi trẻ tiếp xúc với môi trường tốt từ lúc ban sơ, sẽ xây dựng những kiến thức về các kỹ năng chuẩn và chính xác cho trẻ, không mất thời gian sửa lỗi.

 

 

Chính vì vậy, Trung tâm Anh Ngữ IES luôn là nơi để các bậc phụ huynh lựa chọn để bắt đầu hành trình học tiếng Anh của con mình.

Bởi IES là một môi trường hiện đại, năng động. Đi cùng với đó là các giáo viên bản ngữ có kỹ năng tốt về khơi nguồn cảm hứng đến các bé, đồng thời có chuyên môn cao về trình độ của mình. Các con sẽ được phát triển toàn diện các kỹ năng của mình, nghe tốt, phát âm chuẩn, vốn từ phong phú và sử dụng các câu cú chính xác.
 

Nguồn tổng hợp


 

IESC
BÌNH LUẬN
Bài viết mới nhất